Phòng Văn hóa và Thông tin và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng đã phối hợp thực hiện kế hoạch về việc thực hiện mô hình đột phá phát triển văn hóa đọc gắn với thư viện xanh trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông năm 2023.
Sáng ngày 19 tháng 10 Trường Mẫu giáo Tân Hộ Cơ đã phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện đến thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động trẻ em với sách.
(Công tác chuẩn bị các góc thư viện của bé)
Điều hành tổ chức buổi lễ có đại diện nhà văn hóa, Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh của 3 lớp Lá trong nhà trường.
(Khách dự, ban giám hiệu, giáo viên và học sinh)
Góp phần cho hoạt động thêm phần sinh động, vui tươi là tiết mục văn nghệ của các bé lớp Chồi.
(Các tiết mục văn nghệ của các bé lớp Chồi)
Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đầu tiên đến với trẻ mầm non như một đồ chơi đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những câu chuyện thú vị. Và đọc sẽ trở thành nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ. Dần dần tình yêu với sách, thích đọc sách, ham đọc, văn hoá đọc được hình thành.
Bà Nguyễn Thanh Nhanh viên chức phụ trách thư viện TTVHTT&TT huyện Tân Hồng nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động trẻ em với sách. Trẻ được vui chơi trả lời câu hỏi đố vui, Nghe cô giáo kể chuyện, đọc sách; Chọn và tô màu những hình ảnh từ sách; Được hướng dẫn thực hành làm và trang trí những cuốn sách xinh xắn và ngộ nghỉnh.
(Trẻ trả lời câu đố)
(Trẻ nghe cô kể chuyện)
(Trẻ tô màu hình ảnh từ sách)
(Trẻ được hướng dẫn làm những cuốn sách)
Cuối hoạt động Ban tổ chức có tổng kết và phát quà cho các bé, phần quà nhằm động viên tinh thần, khích lệ sự tích cực tham gia hoạt động của các bé.
(Ban tổ chức phát quà cho học sinh và chụp ảnh lưu niệm)
Đây là họat động thiết thực và ý nghĩa nhằm giúp cho học sinh đến với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng cho việc tự học, học tập suốt đời cho trẻ em ngay từ tuổi Mầm non.
Sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, lợi ích từ việc đọc sách mang lại có những điểm khác biệt. Ở lứa tuổi mầm non, hình thành thói quen đọc sách, làm bạn với những trang sách bổ ích, lý thú sẽ giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương…
Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non là một việc làm quan trọng để từ đó hình thành nhân cách cho trẻ em. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống, phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… của trẻ em đó là thói quen đọc sách.
Việc tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động phát triển hứng thú đọc sách cho trẻ, thường ngày bên cạnh những giờ học hát, học múa, học vẽ…trường cũng đã quan tâm chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức hoạt động đọc sách cho trẻ trong góc thư viện của lớp, của trường thông qua các hoạt động vui chơi góc, vui chơi ngoài trời…Ngoài ra các bé có cơ hội kể lại các tình tiết chuyện đã nghe, đóng vai nhân vật trong truyện…thông qua giờ học phát triển ngôn ngữ, được nghe những câu chuyện kể trước giờ ngủ, sẽ làm cho bé có đời sống phong phú hơn từ đó giúp bé phát triển toàn diện hơn, từ đó dần tạo nề nếp “đọc” sách theo nhóm, theo lớp. Việc đọc sách, nghe đọc sách khiến trẻ mầm non tập trung hơn đồng thời được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Qua hoạt động này nhà trường sẽ tiếp tục duy trì, phát triển và lan tỏa hơn nữa mô hình văn hóa đọc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, toàn thể học sinh và phụ huynh trong nhà trường một cách tích cực./.
Tác giả: Lê Thị Thu Ngân. Nguồn: Mẫu giáo Tân Hộ Cơ.